1. Sử dụng đo sáng điểm
Mặc định thì máy ảnh cơ sử dụng film chỉ có khả năng đo sáng điểm,
mãi đến sau này tới thời kỳ kỹ thuật số, các kiểu đo sáng như đo sáng
toàn cảnh, đo sáng ma trận,... mới xuất hiện. Chúng không làm ảnh đẹp
hơn, mà giúp đưa nhiếp ảnh gần gũi với người dùng bình thường, giúp họ
dễ làm quen với nhiếp ảnh.
Đo sáng điểm cũng là chế độ đo sáng thường được dùng nhất trong nhiếp
ảnh, nhất là với các nhiếp ảnh gia có tay nghề. Đo sáng điểm giúp làm
nổi bật chủ thể so với bối cảnh xung quanh, đặc biệt là khi có sự chênh
sáng lớn (chụp ngược sáng chẳng hạn). Chế độ đo sáng điểm cũng thường
được đề nghị sử dụng khi chụp ảnh chân dung và nó xuất hiện hầu hết
trong các sách dậy nhiếp ảnh.
2. Kiểm tra histogram
Tuy có khá nhiều khái niệm, nhưng tựu trung, histogram là một biểu đồ
thể hiện số lượng điểm ảnh và mức độ sáng tối của ảnh chụp. Và gần như
toàn bộ các máy ảnh ngày nay, từ máy PnS đến DSLR đều có chế độ hiển thị histogram.
Một bức ảnh quá sáng sẽ có các đường histogram nghiêng nhiều về bên
phải, ảnh thiếu sáng thì ngược lại. Còn ảnh đo sáng đúng thì dương
histogram sẽ trải đều sang hai bên, ở giữa sẽ cao nhất. Quan sát histogram cũng là cách để nhận biết rằng ảnh của bạn đã được chụp đúng kỹ thuật hay chưa.
3. Sử dụng ống kính 1 tiêu cự (Lens Fix)
Từ xưa đến nay thì ống kính 1 tiêu cự luôn có chất lượng tốt hơn ống
kính zoom, đặc biệt là kỷ nguyên máy film khi mà kỹ thuật chế tạo ống
kính zoom còn chưa được tốt. Sử dụng ống fix sẽ cho bạn chất lượng ảnh
sắc nét hơn, màu sắc tốt hơn, và nhiều nhiều thứ khác nữa. Đặc biệt là
hiệu ứng của mỗi tiêu cự.
Việc sử dụng ống kính fix cũng yêu cầu bạn phải di chuyển nhiều hơn để
tối ưu hóa bố cục cho tấm hình của mình thay vì ngồi một chỗ và zoom ra
zoom vào. Điều này cũng tốt cho sức khỏe của bạn nữa, đừng ngồi ì một
chỗ, hãy xách máy lên và di chuyển để tạo cho mình những góc máy thật
đẹp.
4. Sử dụng chính xác các chế độ cân bằng trắng
Máy ảnh ngày nay có chế độ tự động cân bằng trắng (AWB) vô cùng tốt, ai
cũng nói thế, và nó cũng tốt thật. Tuy nhiên nó chưa đủ tốt, ngay cả ở
những máy ảnh đắt tiền nhất. Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vẫn khuyên
dùng từng chế độ cân bằng trắng phù hợp ở mỗi hoàn cảnh, đừng quá lười
biếng mà lạm dụng AWB.
Đặc biệt là trong các điều kiện ánh sáng phức tạp như quán bar hay sân
vận động hoặc ngoài đường phố với đủ loại đèn thì chế độ AWB gần như
không làm tròn được nhiệm vụ của mình, lúc này hãy tự tùy chỉnh cho mình
một nhiệt độ màu thích hợp để ảnh ra được như ý. Nếu sáng tạo, bạn có
thể sử dụng các chế độ cân bằng trắng này không đúng thời điểm để tạo ra
được những hiệu ứng màu đặc biệt cho bức ảnh của mình.
5. Sử dụng đo sáng thủ công
Đo sáng thủ công, hay còn gọi là đo sáng bằng tay thường được ký hiệu
bằng chữ M trên các dòng máy ảnh kỹ thuật số. Nó cho phép người dùng tự
tùy chỉnh toàn bộ mọi thông số từ tốc, khẩu đến ISO. Lúc này máy sẽ
không đo sáng hộ bạn nữa mà bạn mới quyết định tấm hình của mình sẽ thế
nào, nó sáng hay tối là quyền của bạn.
Dù là tay máy mới hay đã lâu năm thì bạn cũng nên tập sử dụng nhiều chế
độ M này để kiểm soát hoàn toàn bức ảnh. Biến thiết bị trở thành thứ
phải phục tùng bạn chứ không phải bạn phục tùng thiết bị và để cho nó
quyết định mọi việc.
6. Chia sẻ hình chụp thường xuyên
Hãy tự đặt ra cho mình một mục tiêu nếu bạn muốn đi lên, để ảnh của mình
trở nên đẹp hơn trong mắt mình và trong mắt mọi người. Ngày nay có rất
nhiều trang mạng xã hội để chia sẻ ảnh như Facebook, Flickr, 500px,.... Cố gắng mỗi ngày tải lên 1 tấm ảnh, chỉ 1 tấm thôi vì nhiều hơn có thể sẽ gây khó chịu cho người khác đấy.
Việc post ảnh này không nhằm mục đích khoe khoang, mà là để bạn tiếp thu
và tham khảo ý kiến từ những người khác. Bạn không thể nào tiến bộ khi
mà chụp ảnh xong chỉ để xem một mình và tự mãn với bản thân, bạn cần có
cộng đồng, cần kinh nghiệm từ người đi trước, có thế thì mới có được
hình đẹp và thấy yêu bộ môn nghệ thuật này hơn.
genk
0 comments:
Post a Comment